TIN TỨC & SỰ KIỆN

Nên dùng lavabo chân treo hay chân đứng?

Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây mà ai cũng thắc mắc đó là nên dùng loại chân nào : chân treo hay chân đứng? Vì thế bài viết hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn! Nếu bạn xét ưu điểm của mỗi loại chân thì bạn sẽ tìm được ngay câu trả lời phù hợp cho câu hỏi này!

Ưu điểm – hạn chế của lavabo chân treo

Lavabo chân treo hay còn được gọi là lavabo chân lửng, lavabo chân ngắn. Đây là mẫu lavabo treo tường có lắp thêm phần chân treo phía dưới. Nghĩa là chân lavabo và mặt sàn vẫn có một khoảng cách lớn.

+ Ưu điểm của Lavabo chân treo:

  • Lavabo treo tường chân lửng có ưu điểm về mặt thẩm mỹ nhiều hơn.
  • Chân lửng mang lại sự gọn gàng và thanh thoát cho khu vực nhà vệ sinh.
  • Chậu chân treo cũng không chiếm nhiều diện tích lắp đặt. Phần dưới chân lavabo là khoảng trống nên bạn cũng có thể tận dụng để làm không gian lưu trữ. Ví dụ như làm thêm một chiếc giá để đồ, hoặc có thể để gọn gàng chiếc chậu giặt quần áo vào đó.
  • Một ưu điểm khác nữa là lavabo chân treo còn giúp cho việc dọn dẹp vệ sinh trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể dễ lau sạch được phần bức tường và mặt sàn phía bên dưới lavabo. Chiếc chân chậu cũng được lau sạch một cách nhẹ nhàng và đơn giản.

+ Hạn chế của lavabo chân treo

  • Bản thân chiếc lavabo đã tạo một áp lực lớn trên trên tường, thêm chiếc chân chậu nữa, tăng trọng lượng lên tường.
  • Bạn có thể thấy, phần lắp đặt đỡ phần chậu sẽ không đủ để chịu lực nếu như người dùng tì vào phần lavabo khi dùng. Nếu không có được bức tường vững chắc, chất lượng, chiếc chậu có thể dễ dàng bật ra và rơi xuống gây nguy hiểm cho người dùng.

Ưu điểm và hạn chế của lavabo chân đứng

Chiếc Lavabo chân đứng hay còn gọi là lavabo chân dài, chậu rữa mặt chân dài. Đây là loại lavabo có phần chậu cũng được gắn trên tường và lắp đặt thêm chiếc chân dài nối từ phần dưới của chậu đến mặt sàn.

+ Ưu điểm của lavabo chân đứng

Có thể thấy, chân đứng của lavabo giống với một cột trụ để đỡ chiếc lavabo ở phía trên. Vì vậy, nó sẽ giúp làm giảm áp lực lên bức tường. Chiếc lavabo trở nên chắc chắn hơn. Khi sử dụng, bạn có thể tỳ lên thành chậu mà không lo gây hại cho tường nhà tắm.

+ Hạn chế của lavabo chân đứng

  • Lavabo chân đứng có hạn chế đầu tiên là chiếm diện tích lắp đặt. Phần chân kéo dài chạm sàn sẽ chiếm hết không gian phía dưới lavabo. Không có khoảng trống phía dưới chậu để bạn có thể tận dụng làm nơi lưu trữ như khi dùng lavabo chân treo.
  • Tiếp theo là chân đứng còn là điểm bất lợi cho bạn trong việc dọn dẹp vệ sinh. Khu vực sàn và tường bị vướng bởi chiếc chân lavabo rất khó là sạch. Đặc biệt phần khe tiếp giáp giữa chân lavabo và sàn, nước kèm theo vết chảy vào đó, tích tụ và trở thành khu lưu trú vi khuẩn mỗi ngày một nhiều lên và không thể làm sạch nếu như bạn không có kế hoạch vệ sinh thường xuyên.
  • Lavabo chân đứng về thẩm mỹ cũng kém hơn lavabo chân treo.

Khi đã biết ưu điểm và hạn chế của lavabo chân treo và chân đứng thì tùy theo nhu cầu sử dụng để bạn có thể chọn lựa.

Thực tế thì chân lavabo là bộ phận phụ nên có thể có hoặc không khi mua lavabo. Nó có tác dụng lớn nhất che giấu bộ xả lavabo, tránh cho bộ xả này bị va chạm, gây hỏng hóc.

Bạn có thể mua hoặc không mua chân lavabo. Nhưng theo lời khuyên thì lavabo có chân vẫn tốt hơn.

Đánh giá

Có thể bạn quan tâm